Hoành thánh – món ăn “chính tông” Quảng Đông

Thảo luận trong 'Du học, tuyển sinh' bắt đầu bởi chaucaphu, 22/3/19.

  1. chaucaphu
    Offline

    chaucaphu New Member
    • 6/11

    Bài viết:
    97
    Hoành thánh - món ăn này không quá xa lạ với người Việt, bởi lẽ có rất nhiều quán ăn nhà hàng ở Việt Nam bán món này. Nhưng nếu thử ở Trung Quốc thì nó sẽ mang một hương vị khác hẳn. Hoành thánh có nguồn gốc từ Quảng Đông, thành phần chính của nó được làm từ thịt, hải sản và rau băm nhỏ, được gói vào trong bột mì và đem đi hấp chín, nhiều người còn thích chiên giòn rồi sử dụng.Người Trung Quốc thường ăn hoành thánh với nước sốt gia vị hoặc mì vằn thắn.


    1. Nguồn gốc

    Theo truyền thuyết, hoành thánh là tên do vua Càn Long nhà Thanh đặt cho món ăn này. Tương truyền, trong một chuyến vi hành, Càn Long gặp giặc cướp rượt đuổi nên lạc đường, đói bụng bèn vào một quán nhỏ hẻo lánh nọ để mua thức ăn. Rủi thay, thức ăn đã bán hết sạch. Quá đói, Càn Long bảo chủ quán còn món gì cứ đem lên để dùng tạm. Quán chỉ còn một ít bột mì, tôm sống và vài quả trứng gà. Chủ quán bảo vua ngồi đợi rồi nhanh chóng trộn bột, bằm tôm, nặm bánh và chế biến thành một món ăn mà từ trước đến giờ quán chưa từng làm. Càn Long ăn thấy ngon, đặt tên là Hoành Thánh.


    “Hoành” / vua / là âm đọc theo tiếng Quảng Đông của từ “vân” nghĩa là mây; “thánh” / tán / cũng là âm Quảng Đông của từ “thôn” nghĩa là nuốt. Theo kinh dịch, mây nuốt mặt trăng. Mặt trăng chính là phần nhân bánh tròn nằm ở giữa. Cũng có truyền thuyết xưa kia nó có cái tên rất thơ: Bạch vân thôn nguyệt ( Mây trắng nuốt trăng).


    2. Cách chế biến

    Bước 1:

    Hẹ cắt khúc, rau tách lá rồi đem rửa sạch với nước muối.

    Để loại bỏ mùi hôi, giúp món ăn ngon hơn bạn cần phải sơ chế sơ qua các nguyên liệu:

    § Lấy nước sôi xối qua thịt đề bớt hôi, sau đó rửa sạch lại với nước, băm nhuyễn.

    § Rửa sạch tôm, lột bỏ vỏ và rút chỉ lưng tôm, băm sơ qua.

    § Gọt vỏ củ mã thầy, băm nhỏ.

    Cho tất cả thịt, tôm và củ mã thầy vào trộn đều với 1 quả trứng để làm nhân hoành thánh.


    Bước 2:

    Nêm gia vị: đường, nước tương, bột bắp, bột nêm, dầu mè, hạt tiêu và rượu vang vào phần nhân tôm thịt. Trộn đều và để trong khoảng 10 phút để ngấm gia vị.


    Bước 3:

    Gói hoành thánh: Dùng muỗng múc 1 ít nhân vừa đủ đặt vào giữa lòng vỏ hoành thánh, dùng tay khéo léo túm lại phần miệng bánh, quét qua 1 lớp nước để dễ dính. Khi gói không cần gói chắc quá nhé, chỉ cần gói lỏng nhẹ là được.

    Bánh gói xong, bạn bắc lên bếp một nồi nước sôi, cho hoành thánh vào luộc đến khi hoành thánh nổi trên mặt nước là đã chín. Vớt ra xả qua nước lạnh để hoành thánh không bị dính.


    Hoành thánh nay đã được bán rất phổ biến ở Việt Nam, không phải chỉ có người Hoa làm ra mà cả người Việt làm cũng rất ngon. Được du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1930, sau gần 100 năm cái biến và phổ cập, nay hoành thánh thường được bán chung trong các tiệm mì, hủ tiếu, ... Tuy nhiên, nếu có dịp du lịch Trung Quốc, hãy ghé thăm Quảng Đông để nếm thử hương vị chính tông nhất của hoành thánh nhé.
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)