Youtube của Khối Giáo dục FPT (FE) vừa đăng tải một đoạn clip ngắn, xuất hiện hình ảnh nữ sinh rất tự tin bảo vệ khoá luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh trước Hội đồng phản biện và đông đảo người tham dự vào ngày 20/4/2015. Ngữ điệu hấp dẫn cùng phong thái tự tin của nữ sinh này khiến video clip nhanh chóng hút quan tâm của các FU-ers. Điều đặc biệt khiến mọi người quan tâm hơn về clip này chính bởi đề tài bảo vệ của nhân vật có đề cập đến việc Đại học FPT làm Marketing – PR và mang cả QS Stars cùng thầy Đàm Quang Minh lên… “thang đo” nên rất tò mò muốn biết nhân vật này là ai? Qua facebook, chúng tớ tìm được tung tích của bạn nữ trong clip chính là Trịnh Thanh Hà, sinh viên lớp SB0705 và đã có cuộc trò chuyện rất chớp nhoáng nhưng cực kỳ ấn tượng với bạn ấy về bí kíp rèn tiếng Anh để “chém như gió” trong buổi phản biện khoá luận tốt nghiệp. – Hôm qua thấy Hà nói tiếng Anh rất tự tin trong một đề tài không hề đơn giản. Cậu có phải con nhà “nòi”? Ơ, không. Tớ không phải con nhà “nòi” đâu, bố mẹ tớ đều không sử dụng tiếng Anh nhiều. Thanh Hà trong vai tour guide trong chính tour tham quan do mình thiết kế để rèn tiếng Anh. – Hẳn là có bí kíp gì? Hồi cấp 3 tớ cũng tự ti lắm bởi học cùng toàn các bạn giỏi tiếng Anh. Đến khi vào Đại học FPT (FU), tớ thấy có động lực hơn bởi ở đây có môi trường để rèn luyện, như luyện debate với các bạn trong lớp và luyện presentation cuối mỗi kỳ. Trong giờ học thì tranh thủ giao lưu tiếng Anh với bạn bè. Mặc dù tất cả đều là sinh viên Việt Nam (SVVN) và có đặc điểm “truyền thống” là vẫn thường ngại nói tiếng Anh với nhau, nhưng chắc ở FU thì các bạn mạnh dạn và “đỡ ngại” hơn một tí. Còn ngoài giờ, tớ tích cực làm quen với các bạn sinh viên quốc tế (SVQT) trên Hoà Lạc bằng cách tự tổ chức tour quanh Hà Nội cho họ để có thể luyện tiếng Anh. Xem thêm mọi thông tin chi tiết về Đại học FPT 2016 tại đây – FU có nhiều SV đến từ các nước khác nhau. Hà hay nói chuyện với SV nước nào? Chủ yếu là nói chuyện với các bạn Nigeria. Ngoài ra, trong quá trình học tại FU tớ cũng tham dự chương trình trao đổi sinh viên bên Brunei (Semester Abroad – PV) nên khi trở về, tớ cũng tham gia làm mentor cho một số bạn Brunei qua Việt Nam. – Không phải ai cũng có cơ hội tham gia Semester Abroad nên trường đứng ra tổ chức lớp quốc tế, học hoàn toàn bằng tiếng Anh với các SVQT. Cậu thấy lớp học này thế nào? Rất hay, như vậy mới đúng nghĩa toàn cầu hoá chứ! Với SVVN, ban đầu có thể các bạn sẽ gặp khó khăn vì chưa quen với việc dạy và học bằng tiếng Anh, nhưng việc học như vậy sẽ khá tương đồng với mô hình du học tại chỗ. Nếu như ngày nào lên lớp cũng được tiếp xúc với tiếng Anh, với những người bạn nước ngoài thì trình độ ngoại ngữ ắt sẽ được cải thiện nhiều. Hà dẫn các bạn SVQT tham quan Bảo tàng dân tộc học – Nhưng nếu lớp học đó đa phần là sinh viên Nigeria thì bạn có… ngại không? Vì tớ thấy có một số người kỳ thị họ bởi “mùi không dễ chịu”, “học cũng không quá xuất chúng”? Sao lại… kỳ thị, trong khi các bạn SV Nigeria có rất nhiều điều mình nên học, như biết quan tâm đến bạn bè, luôn năng nổ, cởi mở và sẵn sàng học hỏi? Tớ nghĩ, nếu chỉ nhìn vào những nhược điểm để tự thu mình vào như thế thì mình sẽ bị thụt lùi. Thời tớ học chưa có lớp quốc tế, chứ nếu có cơ hội được học lại vào thời điểm này, tớ vẫn chọn học lớp quốc tế, không cần biết là các bạn đến từ quốc gia nào, Nigeria, Thái Lan, hay Lào, Campuchia… bởi mỗi quốc gia sẽ có một nét văn hoá, một nét đặc trưng riêng. Từng học tập tại Brunei, một đất nước Hồi giáo, vì tôn trọng văn hoá của các bạn nên tớ cũng không ăn thịt lợn, hay phải ăn mặc kín đáo lịch sự khi đi học. Nhập gia thì tuỳ tục, không thể đổ lỗi cho vì lý do này vì lý do kia mà mình không học cùng các bạn ấy. Lý do lớn nhất là đến từ bản thân của các bạn mà thôi. Học tập ở trường chỉ là bước đầu để rèn luyện, còn khi đi làm, bạn không thể biện lý do “vì không thích ông A, ông B mà tôi nghỉ việc”. Bạn cần cân nhắc tổng thể chứ không nên nhìn phiến diện. Với sự thân thiện và cởi mở, Hà luôn nhận được sự yêu quí từ SVQT – Hà có ấn tượng rất tốt về các bạn SV Nigeria nhỉ? Với tớ, các bạn sinh viên Nigeria hầu hết đều rất cởi mở, sẵn sàng tiếp xúc với nền văn hoá mới và rất biết quan tâm. Rất biết quan tâm ở chỗ thỉnh thoảng tớ lại thấy các bạn ấy hỏi thăm tớ qua facebook. Cởi mở ở chỗ, các bạn không sợ sệt, rụt rè như phần lớn SVVN khi ra bên ngoài. Các bạn ấy từng nói với tớ là khi tiếp cận với SVVN, các bạn ấy thấy khó nói chuyện bởi luôn thấy hình như SVVN luôn… sợ điều gì đó từ các bạn ấy (kiểu như sợ bị ăn thịt ấy). Nhiều SV nữ của mình sợ bị trêu khi các bạn nam Nigeria đến gần làm quen, thậm chí mới chỉ nói “Hi” đã chạy mất rồi. Chính tâm lí này sẽ là rào cản lớn nhất trong cả giao tiếp tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Lần đầu tiên nói chuyện với một bạn Nigeria, tớ cũng “bị tán tỉnh” nhưng tớ không vì thế mà không chơi cùng cả nhóm bạn Nigeria khác. Mỗi bạn sẽ có một điểm thú vị khác nhau nên nếu chịu khó giao tiếp hơn và cầu thị một môi trường để luyện tập nói tiếng Anh, cũng như để hiểu biết về văn hoá nước bạn thì tự nhiên bạn sẽ cởi mở thôi. – Lời khuyên cho những bạn chưa bước qua rào cản để học lớp quốc tế? Hãy dám tự tin, dám nói, dám làm, dám thể hiện mình theo đúng như tinh thần của FU. FU đã, đang và sẽ cho mình những cơ hội mà không phải trường đại học nào cũng làm được, ví dụ điển hình là lớp quốc tế. Vì vậy, đừng vì lý do gì mà đánh mất những điều kiện tốt như vậy để hội nhập. Xem thêm mọi thông tin chi tiết về Đại học FPT 2016 tại đây